Dạo quanh một vòng công sở, cho dù có là chị “lão thành” hay mới chân ướt chân ráo, đa phần cũng đang “tập luyện” một “chuyên môn” rất thịnh hành được học giả Ấn Độ gọi là “Kamasutra”.
Google “thần chưởng”…Một ngày làm 8 tiếng đồng hồ, với thói quen “đút chân gầm bàn”, dần dần, những thông tin vốn từ trước là mắt thấy tai nghe ngoài cuộc sống được thay bằng kỹ năng “Google thần chưởng” - chỉ cần gõ vài chữ là có thể biết tất cả chuyện trên trời dưới biến. Và thuận tiện hơn, với những chuyện “cần” nhưng khó nói và khó hiểu, bản tính người Á Đông không cho phép bàn luận quá công khai, mà chỉ được biết đến với những “thổ ngữ” như: “chuyện ấy”, "cuộc yêu”... thì lại càng dễ tra cứu và bồi dưỡng hiểu biết.
Chỉ cần 30 phút đến 1 tiếng nghỉ trưa, hay những đầu giờ sáng rỗi việc, sau mấy thủ tục rót nước pha trà, “bữa sáng” của dân công sở, người ta lại vào những trang mạng quen thuộc, thường là chuyên mục “Tâm lý”, “Đời sống hôn nhân”, “Tâm sự”… khai thác triệt để các “chuyên môn”, kỹ năng, kinh nghiệm, bài học mà các chuyên gia trong lĩnh vực hôn nhân và tình yêu học thỏa chí phóng ngòi bút. Chỉ cần vài cái "tít nóng" như "Làm thế nào để điều khiển “cuộc yêu", hay "Những điều của chàng khiến nàng thích và ngược lại"... cũng khiến dân công sở được “tiếp thu tinh hoa"… và biết đâu lại thực hành ngay tắp lự. Đừng vội chê dân công sở lười đọc, chậm chạp hay mắc bệnh “ù ì”, dân công sở dường như là những độc giả trung thành và đứng đầu danh sách tìm kiếm cũng như truy cập cho những chuyên mục như vậy.
Chị Phượng – một tín đồ công sở thứ thiệt tâm sự: “Văn phòng mình chủ yếu là phụ nữ, các em trẻ thì tò mò muốn học hỏi kinh nghiệm cũng có, các em “lão luyện” đứng tuổi cũng có, mà các chị U50 cũng có, thỉnh thoảng có link nào hay “chỉ bảo chuyện ấy” là lại gửi cho nhau xem, tiện thì đọc những đoạn “hay” cho cả phòng nghe, nhiều khi lại làm không khí văn phòng trở nên gần gũi và rôm rả. Mấy em mới vào làm lúc đầu còn ngượng nghịu chưa quen, xong dần cũng “tập đọc” để góp thêm câu chuyện. Có đứa lúc đầu còn chẳng biết Kamasutra là cái gì, bị gọi là “Gà”, thế mà ngồi quen văn phòng được mấy tháng nó lấy chồng rồi khoái chí bảo, giờ em nhận link của các chị là chuyển ngay cho “ông xã” – hai vợ chồng đều hoan hỉ….”
Khi văn phòng cũng là “nhà trường”
Nhưng việc cập nhật kiến thức “Kamasutra” không chỉ qua văn hóa đọc, dân công sở cũng lập cả bàn tròn bàn luận chuyên môn rôm rả hay “thoải mái bình dân” trong bữa ăn trưa ngắn ngủi, những câu chuyện công tác làm quà, trở thành những “bà buôn, ông buôn” thứ thiệt, đơn cử như chuyện thằng X con Y ông T bà Z trong cơ quan trông thế mà “lão luyện”… cũng đủ làm cho các thành viên hứng thú căng cơ tai, cơ mắt.
Nếu như, chúng ta được biết những câu chuyện như đi chợ trong giờ hành chính, nhặt rau tập thể, hay trông con trong văn phòng, thì tính Tranh Thủ của dân công sở còn được phát huy tối đa trong việc tổ chức “Mini Cinema” tại văn phòng, chụm đầu xem những clip nóng, hay những tên tuổi đình đám “trót dại lộ thân phơi ngực ”… và vô vàn thứ khác liên quan.
Văn hóa rỉ tai của dân công sở được phát huy triệt để mỗi lần có “đồ chơi mới, lạ”. Anh chị em công sở ùn ùn kháo tai nhau để “thử hàng". Anh Hưng – nhân viên văn phòng cười trừ nói: “Phòng mình có Thằng đồng nghiệp “chịu khó”, nên cũng thỉnh thoảng đôi ba ngày mấy anh em “đổi gió”, xem chút tin tức phim ảnh để “tự nâng cao”, đào tạo lẫn nhau. Kết quả của mỗi lần “xem rồi thực hành” lại được mấy anh em ngồi tâm sự những lúc bia bọt. Kể ra cũng ngại, nhưng thế mới là đàn ông đích thực”. Thế mới biết, dân công sở “cũng chịu chơi” không kém!
Tạm kết
Dường như dân công sở thường chịu nhiều áp lực khi khoác lên mình vai trò trách nhiệm to lớn của những cơ quan hành chính công, những đơn vị sự nghiệp, hay đơn giản là những văn phòng làm việc “chuẩn mẫu, tiên tiến trong thi đua”. Chính vì thế, bức màn công sở thường “kín đáo và e dè”, người ta không dám thừa nhận những “chuyện ngoài lề” mà giới hạn nó trong một phạm vi nhất định, và “Chuyện Kamasutra” cũng không ngoại lệ. Nhưng nếu làm một bài toán tính hiệu suất làm việc nơi công sở, không biết có nên đưa việc "luyện Kamasutra” làm một tiêu chí trong việc gây cản trở “nghiêm trọng” hay không khi quả thực đã cho thấy những tác hại và hậu quả khó lường bởi sự "ăn bớt" thời gian và hiệu suất làm việc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét